Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2017

SỰ QUAN TRỌNG CỦA 3 YẾU TỐ TINH-KHÍ-THẦN GIỮA RANH GIỚI SỐNG VÀ CHẾT

SỰ QUAN TRỌNG CỦA 3 YẾU TỐ TINH-KHÍ-THẦN GIỮA RANH GIỚI SỐNG VÀ CHẾT CỦA NHỮNG BỆNH NHÂN BỊ BỆNH UNG THƯ.

III: Giới Thiệu Bệnh Nhân Cách Tự Chữa Bệnh Bằng Khí Của Hơi Thở :

A-Khí là một trong năm chất chính trong cơ thể con người theo khoa học :

Ngoài ra, theo ngũ hành cấu trúc cơ thể về phương diện khoa học, không phải ngũ hành tạng phủ của đông y, con người gồm 5 yếu tố hợp lại gồm có chất đặc tạo thân xác thuộc thổ, có chất lỏng như máu và các dịch chất nuôi dưõng cơ thể thuộc thủy, có chất khí là hơi thở thuộc khí, có chất điện là hệ thống thần kinh để có cảm giác nóng lạnh vui buồn thuộc thần, có chất sáng là sự thông minh trí nhớ thuộc chất quang (sự sáng).

Con người muốn có sự sống phải có sự chuyển hóa trao đổi 5 chất trên qua trung gian tế bào, là đơn vị nhỏ nhất trong con người cũng có 5 chất. Muốn chuyển hóa phải có âm dương, âm là tĩnh, ở một chỗ, dương là động, di chuyển, hoạt động. Trong phương pháp khí công chữa bệnh, các cơ quan tạng phủ đang hoạt động, khí công gọi là Sinh Hóa, khi cơ thể nghỉ ngơi lắng đọng để phân thanh trọc tốt xấu, khí công gọi là Chuyển Hóa. Cứ sinh hóa, chuyển hóa đều đặn gọi là nhịp sinh học. nên con người mới có từ trường sinh học.

B-Nguyên tắc sinh hóa-chuyển hóa :

Khi đem thức ăn vào cơ thể để nuôi thân xác. là đem chất thổ chưa được chuyển hóa gọi là thổ âm. Thổ âm được bao tử nhồi bóp là đang làm công việc sinh hóa, sau khi sinh hóa xong, thức ăn thành hỗn hợp nhưng chưa thành chất bổ, khi cơ thể nghỉ ngơi, hay ngủ qua đêm, dung dịch lỏng lắng đọng phân thanh trọc, tốt xấu, biến thành dưỡng trấp, khí công gọi là thổ dương, sáng hôm sau dạy, cơ thể làm việc hoạt động làm công việc sinh hóa dưỡng trấp thổ dương thành chất lỏng là thủy âm, khi nghỉ ngơi thủy âm lắng đọng phân thanh trọc thành hồng cầu bạch cầu là thủy dương, cơ thể hoạt động sinh hóa thủy dương biến thành khí âm, khi nghỉ ngơi chuyển hóa thành khí dương, khi hoạt động sinh hóa khí dương biến thành điện âm, khi chuyển hồng hào có năng lượng cảm thấy khỏe mạnh

C-Làm sao ngăn ngừa được bệnh ung thư của Ngành Y Học Bổ Sung theo Phương Pháp Khí Công Y Đạo.

Chúng ta thử tìm hiểu cách chữa bệnh nan y theo phương pháp khí công y đạo qua các bệnh sau đây :

Những kết qủa kỳ diệu của phương pháp tập thở khí công để chữa những bệnh nan y.

1-Bệnh ung thư phổi do hút nhiều thuốc lá, di căn sang gan và lên não.

Một nam bệnh nhân người Rumany là kỹ sư chế tạo những máy móc điện tử cho ngành y khoa, ông bị bệnh ung thư phổi do hút nhiều thuốc lá, bướu trong phổi bên phải to 8cm, đã di căn tạo bướu trong gan và bướu não bên phải, đang chữa hóa trị theo tây y. Ông vẫn tiếp tục chữa theo tây y nhưng bắt đầu tập thêm cách thở khí công.

Thông thường, sau mỗi lần chữa hóa trị, cơ thể bệnh nhân suy nhược cả thể xác lẫn tinh thần do phản ứng thuốc qúa mạnh, đa số những triệu chứng xẩy ra sau khi chữa là đau đớn, khó thở, không ăn uống được, không ngủ được, người xanh xao, mất máu, mất hồng cầu…

Khi chữa lần đầu, những triệu chứng này kéo dài khoảng 1 tuần, rồi cơ thể từ từ phục hồi lại sức vào tuần lễ thứ hai, cơ thể chưa thấy gì là suy nhược. Khi điều trị lần thứ hai, hệ thống miễm nhiễm giảm, chức năng hoạt động của tạng phủ yếu dần mất sức đề kháng, triệu chứng đau đớn, mệt mỏi, mất ăn, mất ngủ kéo dài đến 2 tuần, mới vừa phục hồi lại sức, thì đến đợt trị liệu thứ 3, chức năng khí hóa của cơ thể không đủ sức kịp chuyển hóa tẩy độc để giúp cơ thể phục hồi sức khỏe, mà trái lại, độc tố lưu giữ trong cơ thể trở thành kẻ nội thù phá hỏng chức năng nội tạng làm tinh thần suy nhược, mất máu, mất hồng cầu, rụng tóc, mặt trắng mét, hơi thở gấp, mắt lõm, má hóp, tiêu hóa không thông, táo bón, ăn uống không được, mất ngủ, người mệt mỏi, chân tay mất sức…

Có nhiều người ở giai đoạn này, bệnh nhân tự cứu mình, đã đến với khí công để học cách tập thở tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Bệnh nhân thường quan niệm sau khi chữa hóa trị, cơ thể mệt mỏi mất sức, chắc không thể tập thở khí công ngay được, đợi nghỉ ngơi vài ngày cho cơ thể khỏe lại một chút mới đi tập, cho nên tập thở khí công được ít ngày rồi nghỉ theo chu kỳ trong thời gian hóa trị, và rồi đến với khí công thưa dần cho đến khi sức kiệt quệ không đi đứng dễ dàng để đến với khí công được nữa, bệnh càng nặng và trút hơi thở cuối cùng mà chưa hoàn tất xong lịệu trình chữa trị bằng hóa chất theo tây y.

Rút kinh nghiệm trong phương pháp hướng dẫn tập thở khí công để tự chữa bệnh ung thư, tôi thường khuyên bệnh nhân, sau khi ở bệnh viện ra, hãy đến tôi để tập thở loại độc tố ra khỏi cơ thể ngay, khiến cho phản ứng phụ của thuốc mất tác dụng nên không bị mất máu, mất hồng cầu không làm mất ảnh hưởng đến đội quân trong hệ thống miễn nhiễm phòng chống bệnh, và cái đau hay xáo trộn chức năng tạng phủ chỉ kéo dài 2 ngày là biến mất, lúc đó cơ thể còn nhiều thời gian để phục hồi lại tinh-khí-thần càng ngày càng khỏe hơn để đợi ngày hóa trị kế tiếp.

Bệnh nhân Rumany kể trên đã áp dụng chiến thuật này, ông nhân thấy, sau khi hoá trị, cơ thể vẫn bình thường khỏe mạnh, thỉnh thoảng, khi đo áp huyết tôi thấy xuống thấp, thiếu máu, thiếu hồng cầu, tôi đề nghị ông xin với bác sĩ truyền máu cho ông. Ông tập thở suốt ngày, khi đi, đứng, hay ngồi, còn khi nằm ông tập thở ở Đan Điền Thần làm cơ thể ấm, tăng hồng cầu, tăng sức tuần hoàn máu cho tim mạch, khi tiêu hóa kém không hấp thụ và chuyển hóa, ông tập thở ở Trung Quản, khi cơ thể nóng hay khó thở, nói chuyện hay bị mệt, ông tập thở ở Đan Điền Tinh để phục hồi nguyên khí, khi suy nhược thần kinh ông tập thở ở Mệnh Môn.

Ba tháng sau, ông cho biết, sau khi scan xem tình trạng bướu trong phổi, ông và bác sĩ nhìn trên màn hình, không còn thấy bướu to 8cm nữa, mà chỉ thấy một chấm đen mờ khoảng 2mm, gần như không còn bướu, cả ông và bác sĩ ngạc nhiên vui mừng. Hiện nay ông khỏe hơn như lúc chưa bị bệnh.

Ông thắc mắc hỏi tôi tại sao tập thở khí công lại có kết qủa kỳ diệu như vậy.

Đối với đông y khí công, chỉ quan niệm nguyên nhân gây ra bệnh do 3 yếu tố tinh-khí-thần, và khi cơ thể đã bị bệnh thì do khí huyết thiếu, và cơ thể bị hàn trong đa số những trường hợp bị bệnh ung thư.

Một thí dụ cụ thể, khi mùa đông tuyết đóng băng dính trên cửa kính xe hơi do qúa lạnh, cục băng đó ví như một bướu ung thư. Muốn loại bỏ cục băng này có 3 cách : dùng dụng cụ cào tuyết, dùng hóa chất làm tan, 2 cách này có thể làm trầy kính hay nứt kính, cách thứ 3, vào trong xe, mở sưởi cho nhiệt độ trong xe ấm lên, cục băng đóng ngoài kinh xe sẽ tự tan biến mất.

Phương pháp khí công ví phổi là kính xe, bướu là cục tuyết đóng băng lạnh trên kính, phải tập hơi thở cách nào để làm tăng thân nhiệt, làm ấm phổi, tăng lưu lượng khí huyết tuần hoàn trong phổi để tăng oxy, tăng hồng cầu để bảo vệ nuôi dưỡng tế bào tốt, loại bỏ tế bào xấu…, và phương pháp thở này phải được duy trì liên tục thường xuyên có gía trị như dùng thuốc.

Đối chứng trị liệu là dùng những phương pháp thở tùy tình trạng bệnh như thiếu máu lên đầu nuôi não, dùng bài tập khí công Cúi Ngửa 4 Nhịp, đau nhức mỏi tay chân dùng bài Vỗ Tay 4 Nhịp, người lạnh tập thở Đan Điền Thần, người nóng tập thở Đan Điền Tinh, áp huyết cao tập thở Mệnh Môn, ăn không tiêu tập bài Kéo Ép Gốt Thở Ra làm Mềm Bụng, tăng hồng cầu và bạch cầu để chữa bệnh, tập bài Đứng Ngũ Hành Tấn 10 phút ép độc tố xuất ra bằng đường mồ hôi, thận suy nằm úp tập thở Mệnh Môn…Những bài tập của khí công, mỗi bài có giá trị riêng giống như một loại thuốc đặc trị để giúp cơ thể tự điều chỉnh chức năng khí hóa của lục phủ ngũ tạng vẫn theo quy luật âm dương ngũ hành trong cách chữa bệnh của đông y, nên cần phải theo dõi những biến đổi ngũ hành do phản ứng thuốc tây y mỗi lúc mỗi khác để lúc nào cũng giữ được sự quân bình khí hóa âm dương ngũ hành của tinh-khí-thần hoà hợp sẽ tránh được bệnh trở nặng hơn hay bị tái phát.

2-Bệnh ung thư phổi kèm theo bệnh suyễn cấp tính có dấu hiệu nhồi máu cơ tim

Một nam bệnh nhân khoảng 45 tuổi, do hút nhiều thuốc, thừa lúc thời tiết lạnh bị nhiễm cảm ho kéo dài trong hai tháng, bệnh ho không khỏi trở thành suyễn cấp tính làm ngộp thở. Thông thường ở xứ nhiệt đới, bệnh ho kéi dài, sẽ có đàm, thân nhiệt tăng, sốt về chiều, tình tạng bệnh sẽ trở thành bệnh lao phổi. Ngược lại, ở xứ lạnh, ho do hàn, cơ thể không bị sốt, đàm bị kết khối làm giảm dung tích phổi càng ngày càng tăng gây ra khó thở, và làm hại đến chức năng co bóp của tim mạch, bệnh không biến thành lao phổi mà biến thành bướu trong phổi, tây y gọi là ung thư phổi và sẽ phải điều trị theo phương pháp hóa trị, tuy nhiên tình trạng sức khỏe bệnh nhân rất tồi tệ, ngộp thở, sốt, trán nóng, hai bàn tay nóng, chân lạnh, mặt đỏ bầm, tiếng nói đứt đoạn vì thiếu hụt hơi, áp huyết 2 tay cao, bên phải đo được 165/101mmHg mạch 114, bên trái đo được 178/105mmHg mạch 113, hơi thở 40 hơi /1 phút.

Theo kinh nghiệm của đông y-khí công, bệnh nguy hiểm cấp thời không phải là bệnh ung thư, mà có dấu hiệu cận nhồi máu cơ tim, sắp vỡ mạch nếu hơi thở càng ngày càng dồn dập tạo ra một gia tốc gây cộng hưởng cho tim nhồi bóp bất bình thường cho đến khi vỡ tim. Bệnh nhân này may mắn gặp tôi khi anh ta kêu mệt quá, mệt quá, đau ngực, khó thở qúa, lúc đó hơi thở dồn dập, dồn dập, môi tím tái, mắt lạc tròng, muốn ngất xỉu….

Tôi hướng dẫn bệnh nhân nằm, khuyên bệnh nhân bình tĩnh, buông lỏng, đừng hít vào, đừng sợ hãi, thả lỏng người, lỏng ngực bụng, đừng nghĩ đến hơi thở, tập nằm ngủ như trẻ em khi ngủ, chỉ chú ý khi hơi thở ra ngắn đứt đoạn , thì dùng miệng thổi hơi ra từ từ như người ta thổi một chén cháo nóng, rồi buông lỏng cho hơi tự nhiên vào mà không được nâng ngực hít vào. Tôi đề nghị thổi hơi ra theo tiếng đếm của tôi. Bắt đầu, thổi hơi ra 1, buông lỏng cho khí vào tự nhiên, thổi hơi ra 2, buông lỏng cho khí vào tự nhiên, thổi hơi ra 3 lần, 4 lần , 5 lần, 6 ,7 ,8 ,9, 10 lần rồi lại thổi hơi ra 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 lần….chỉ chú ý thì thổi ra chậm nhẹ, mục đích giảm gia tốc của nhịp tim đập. Từ từ bệnh nhân thở được dài hơi, số hơi thở trong một phút giảm xuống còn 18 hơi như người bình thường. Tiếp tục tập thổi hơi ra nhẹ, từ từ, chậm, dài hơn một chút, bệnh nhân có hơi thể đều 12 hơi trong một phút.

Các bệnh trong cơ thể muốn được chữa khỏi phải tập thở bằng cả hai cách :

Cách thứ nhất :

Luyện hơi thở theo khí công theo 6 yếu tố : chậm, nhẹ, sâu, lâu, đều, bình thường. Yếu tố lâu là thời gian tập càng lâu vẫn như người bình thường không bị mệt, không cần nghỉ để thở bù lại vì bị hụt hơi… tập làm sao hơi thở phải thở được bình thường tự nhiên không ngộp thở, không cố sức mà đi đứng nằm ngồi suốt ngày, trừ khi đi ngủ, vẫn thở được từ 6-12 hơi, giỏi hơn nữa là 2 hơi trong một phút, làm tăng lưu lượng máu, tăng hồng cầu và bạch cầu, tăng sức đề kháng chống bệnh tật, và loại bỏ độc tố thoát ra bằng đường mồ hôi, và bằng đường đại tiểu tiện.

Cách thứ hai :

Sau khi đã tập đúng đưa hơi thở xuống 12 hơi hay 6 hơi trong 1 phút, lúc đó mới dùng hơi thở tác động trên huyệt theo quy luật âm dương ngũ hành tạng phủ, dùng Ý tập trung vào các đại huyệt như Bách Hội, Chiên Trung, Trung Quản, Khí Hải, Mệnh Môn, Dũng Tuyền, để điều

chỉnh sự khí hóa ngũ hành tổng thể tùy tình trạng bệnh, mỗi lúc mỗi khác. Lúc đó Ý sẽ dẫn khí đi vào huyệt đạo kinh mạch điều chỉnh sự khí hóa ngũ hành tạng phủ trở lại bình thường thì mọi bệnh tật được tiêu trừ, đông y khí công không chú trọng đến vi trùng, virus, hay bướu, vì đó là hậu qủa tất yếu đã xảy ra rồi do các nguyên nhân khí huyết và tinh-khí-thần tạo ra. Việc chính là phòng bệnh ngăn ngừa không phát sinh duyên xấu làm cho bệnh phát triển nặng thêm, tạo duyên tốt phục hồi chức năng tạng phủ để tống độc ra ngoài. Công việc này phải làm suốt đời để cơ thể được hồng hào khỏe mạnh, còn hơn là phải dùng thuốc suốt đời đem độc tố vào cơ thể để chữa được bệnh này chưa xong lại sinh ra bệnh khác.

Đúng ra, muốn chữa thân bệnh cần phải chữa tâm bệnh trước, tự mình có ý chí chữa cho mình, không ỷ lại vào thầy vào thuốc. Chúng ta hãy xem một trường hợp áp dụng phương pháp thở tự chữa bệnh cho mình của cố bác sĩ Nguyễn Khắc Viện trong bài viết trích đoạn dưới đây :

Sống thêm 50 năm chỉ nhờ… bài thở

Bị lao phổi, sau 7 lần mổ, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện chỉ còn một góc phổi bên trái, mất 8 xương sườn. Bệnh viện bảo ông chỉ còn sống được hai năm. Thế nhưng ông đã sống đến tuổi 85 chỉ nhờ một bài thở cổ xưa.

Ông sinh năm 1913 tại Hà Tĩnh, học Ðại học Y khoa Hà Nội rồi sang Pháp tiếp tục học, tốt nghiệp bác sĩ Nhi khoa năm 1941.. Năm 1942, ông bị lao phổi nặng, điều trị ở Bệnh viện Saint Hilaire du Touvet, Grenoble.

Thời đó, bệnh lao chưa có thuốc chữa. Từ năm 1943 đến 1948, ông phải chịu mổ bảy lần, cắt bỏ tám xương sườn, cắt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và một phần ba lá phổi bên trái. Các bác sĩ Pháp bảo ông chỉ có thể sống được hai năm nữa.

Trong thời gian nằm chờ chết, ông đã tìm ra phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình. Và kết quả là ông đã sống đến tuổi 85 mới mất (1997), nghĩa là sống thêm được 50 năm nữa.

Ông là bác sĩ, đồng thời là một nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội rất nhiệt tâm. Ông là cố vấn của bộ môn tâm lý – xã hội học, tại Trung tâm Ðào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế TP HCM, (nay là Ðại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch).

Trong lúc nhiều người giảng bài, nói chuyện, hội họp, làm việc… thấy uể oải, hụt hơi, thì một người chỉ còn hai phần ba lá phổi, chỉ còn gần một nửa “dung tích sống” như ông lại vẫn ung dung, thư thái.

Những buổi hội họp dông dài, vô bổ, ông chỉ ngồi… thở, nhờ vậy mà ông không bị stress, không bị mệt. Ông bảo sau này khi ông mất đi, điều quan trọng ông để lại không phải là những tác phẩm văn học, triết học này nọ, mà chính là bài vè dạy thở chỉ với 12 câu.

Bác sĩ Ðỗ Hồng Ngọc, bạn đồng nghiệp với bác sĩ Viện, kể lại: “Trước kia, tôi cũng chỉ nghe để mà nghe chớ chẳng thực hành. Rồi một lần tôi bị tai biến nặng, phải nằm viện dài ngày, lúc đó tôi mới thử đem ra áp dụng. Quả có điều kỳ diệu!”

Phương pháp này giúp ông thảnh thơi hơn, ít nhọc mệt hơn và sức khỏe tốt hơn. Trong thời gian dưỡng bệnh, các bạn đồng nghiệp cho rất nhiều thuốc, nhưng ông chỉ chọn một vài món thực sự cần thiết, còn thì chỉ dùng phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình.

Phương pháp thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện thực ra không phải là điều hoàn toàn mới. Nó chỉ là một sự tổng hợp của khí công, thiền, yoga, dưỡng sinh… của Ðông phương từ ngàn xưa, được nhìn bằng sinh lý học hô hấp hiện đại của một người thầy thuốc.

Dưới đây là bài vè 12 câu dạy thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện:

Thót bụng thở ra
Phình bụng thở vào
Hai vai bất động
Chân tay thả lỏng
Êm chậm sâu đều
Tập trung theo dõi
Luồng ra luồng vào
Bình thường qua mũi
Khi gấp qua mồm
Ðứng ngồi hay nằm
Ở đâu cũng được
Lúc nào cũng được!

Trên đây là phương pháp thở mà bác sĩ Viện đã áp dụng, chỉ là một trong hàng trăm phương pháp của khí công tự chữa bệnh. Thành công hay thất bại do bệnh nhân tự chọn, Khí Công Y Đạo chỉ hướng dẫn con đường tự tập luyện để tự mình cứu mạng cho mình, vì thế có người tập có kết qủa, có người không có kết qủa, chỉ khác nhau ở khẩu quyết, 3 chữ đầu giống nhau : chậm, nhẹ, sâu, nhưng khác nhau ở 3 chữ sau lâu, đều, bình thường.

Bệnh nhân kể trên sau khi tập thở đã hết suyễn, hết ngộp thở, hơi thở trở lại đều với nhịp 12 hơi trong một phút, áp huyết xuống còn 133/87mmHg mạch tim đập 89, dấu hiệu nhồi máu cơ tim không còn nữa.

3-Bệnh ung thư phổi thời kỳ chót do sống trong môi trường khí ammoniac

Chuyện xảy ra cách nay 14 năm, một nam bệnh nhân người Québecois 70 tuổi, quản lý một tiệm giặt, trong môi trường hít thở không khí ammoniac dùng để hấp tẩy quần áo, trông ông còn rất khỏe mạnh, em trai của ông là hiệu trưởng một trường trung học dẫn ông anh tìm đến tôi, nói nhỏ cho tôi biết anh của ông bị ung thư phổi nặng thời kỳ 3, bác sĩ cho biết bệnh nhân chỉ còn sống được 2 tuần nên ngưng không chữa hóa trị nữa, cả nhà dấu không cho bệnh nhân biết tin này, nên bệnh nhân vẫn lạc quan không làm cho tinh thần hoảng loạn suy nhược.

Ông em nói tôi có cần xem phim và hình scan để biết vị trí và tình trạng bệnh không. Tôi trả lời không cần, vì sau khi bệnh nhân được hướng dẫn tập khí công, nơi khí huyết bị tổn thương do tắc nghẽn làm thành bướu sẽ hiện ra.

Tôi hướng dẫn ông đứng Ngũ Hành Tấn, giả bộ đố ông làm sao đứng được lâu nhất, cuốn lưỡi ngậm miệng thở bằng mũi bình thường tự nhiên. Ông còn khỏe lắm, đứng lâu dược đến phút thứ 7, ông ở trần mặc quần đùi, trên da bắt đầu hồng hào, trán, gáy và lưng xuất mồ hôi, người em hỏi đứng bao lâu nữa, tôi bảo đứng đến khi nào dấu vết nơi bướu ung thư hiện ra trên da, lúc đó khí huyết bị ép ra ngoài da làm da thịt càng đỏ lên, nhưng ngược lại sau hạ sườn phải phía lưng gần cùi chỏ bên tay phải tụ lại vết bầm từ rộng gom hẹp nhỏ lại bằng một nắm tay mầu xanh đen, cả trên da nổi mồ hôi hột. Tôi bảo ông em dùng ngón tay chấm vào mồ hôi chỗ da đỏ ngửi xem có mùi khác với mùi của mồ hôi nơi bướu ung thư bị ép chất độc ra ngoài không, ông cho biết, mồ hôi nơi ung thư thối như mùi phân, còn chỗ không bị bệnh mồ hôi không mùi. Anh của ông tiếp tục đứng đến phút thứ 10, tôi bảo ông em dùng giấy lau chùi mồ hôi độc riêng ra không cho chảy lây lan ra chỗ khác, rồi lau tất cả các nơi ra mồ hôi để tránh mồ hôi độc lại xâm nhập vào máu, cuối cùng vết xanh đen thu nhỏ dần còn bằng một đồng xu và màu nhạt dần, ông đứng lâu được 12 phút, là người từ trước đến nay đứng được lâu như vậy.

Ông em hỏi khi về nhà thì chữa thế nào, tôi nói cứ tiếp tục tập 3 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 10-15 phút, mồ hôi ra đến đâu phải lau liền, khi nghỉ ngơi nên uống nước bù vào sự mất nước của cơ thể và đến tôi mỗi ngày kiểm tra xem bướu biến mất hẳn chưa, rồi tôi sẽ hướng dẫn tiếp những bài thở tĩnh công thiền giúp cơ thể điều chỉnh lại sự khí hóa ngũ hành tạng phủ trở lại bình thường..

Ông tập khí công trong 2 tháng, người rất khỏe mạnh như không còn bệnh tật, ăn uống, ngủ nghỉ, tiêu hóa, không có gì trở ngại. Ông muốn đi tái khám bác sĩ xem kết qủa ra sao. Tôi nói chưa cần thiết, ông tiếp tục tập thêm 1-2 tháng nữa rồi mới đi tái khám cũng không muộn.

Khi ông đi tái khám, 2 bác sĩ của ông ngạc nhiên thấy ông chưa chết, sau khi khám, 2 bác sĩ xác nhận bệnh thuyên giảm, bướu nhỏ đi nhiều lắm, gần như biến mất. Bác sĩ hỏi ông vẫn uống thuốc đều đặn của bác sĩ cho chứ. Ông không uống vì càng uống thấy càng bệnh nặng, nhưng ông vẫn nói dối. Bác sĩ vui mừng, hẹn ông sau 15 ngày đề nghị ông nhập viện để theo dõi biến chuyển của bệnh trong 1 tháng xem có phải nhờ ông uống thuốc mà khỏi bệnh hay không, nếu phải, thì đó là một thành công mới nhất trong ngành y dược của tây y về ca chữa ung thư phổi này, các bác sĩ sẽ đem trường hợp của ông để tổ chức một buổi công bố kết qủa với báo chí.

Trong thời gian nằm viện, bệnh nhân bị vào thuốc liên tục, lấy máu, thử máu xét nghiệm, chụp hình, đến ngày thứ 15, em của ông chạy lại tôi cho biết không xong rồi, anh của ông mệt, bị ngộp thở, gầy ốm hốc hác, đang ngủ mê man không còn biết gì nữa, chắc không qua khỏi…

Kinh nghiệm của đông y khí công có nhận xét, bệnh nhân không chết vì ung thư mà đa số chết vì ngộp thở, tim mạch xáo trộn, áp huyết cao, và đau đớn rất nhiều, nên tây y cần phải chích morphine mỗi ngày để giảm đau, làm bệnh nhân ngủ mê man cho đến khi hơi thở thoi thóp lịm dần, trái với cách chữa của đông y, phải làm cho thần bệnh nhân tỉnh táo không đau đớn, khí phải đầy đủ, mới có thể kiểm soát mọi chức năng khí hóa ngũ hành của tạng phủ trở lại bình thường để đẩy lui bệnh tật. Do đó môn khí công tự chữa bệnh mới ra đời để hướng dẫn những người bệnh một phương pháp tự tập để cứu mạng mình mà không ỷ lại vào thuốc, giống như trường hợp của Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện.

4-Bệnh ung thư lưỡi

Một nữ bệnh nhân khoảng 45 tuổi ở Mỹ, bị ung thư lưỡi, bác sĩ cho hay, chỉ còn sống được 2 tháng. Cô sang Canada thăm bà con lần cuối, được người nhà giới thiệu đến với khí công y đạo để học cách thở xem bệnh tình có thuyên giảm phần nào không.

Tôi xem lưỡi có mầu đỏ bầm, miệng khô, cổ họng không có nước bọt, mặt lưỡi khô bị phồng dộp như bánh tráng nướng, gân lưỡi bị co rút, nói nhỏ thì được nhưng không ăn không nuốt được, chỉ húp cháo hay chất lỏng.

Theo đông y, vị trí của lưỡi cũng có ngũ hành liên quan đến chức năng tạng phủ, như đầu lưỡi thuộc tim, da mặt lưỡi thuộc phổi, giữa lưỡi thuộc tỳ, hai cạnh lưỡi thuộc gan, cuống lưỡi thuộc thận. Nếu quan sát lưỡi của cô theo đông y, có đủ 5 hành bị bệnh, nhưng bệnh chính do thận nhiệt.

Tôi hướng dẫn cô ấy nằm thở thiền theo phương pháp động trong tĩnh. Tĩnh là thế nằm, ý tập trung tại Đan Điền Tinh nơi huyệt Khí Hải, theo dõi 2 bàn tay đặt trên Đan Điền Tinh có cảm giác từ lạnh sang nóng ấm rịn mồ hôi trong lòng bàn tay, đó là tĩnh thuộc thiền quán (thiền quan sát vào một điểm), sau khi quán sự thay đổi của khí làm bụng phồng lên khi thở vào, xẹp xuống khi thở ra một cách tự nhiên không cố ý hít vào thở ra, sau đó khó hơn một bậc là thiền sổ tức (thiền đếm hơi thở), tiến bộ hơn nữa áp dụng cả hai phương pháp vừa quán tức vừa sổ tức, mỗi hơi thở vào ra làm bụng phồng lên xẹp xuống, đếm là 1 lần, tiếp tục vào ra, phồng lên xẹp xuống đếm 2 lần….dần dần đếm đến 10 lần, rồi quay trở lại đếm 1, 2, 3….Còn thêm động trong tĩnh, thay vì cuốn lưỡi ngậm miệng thở ra vào bằng mũi, thì đổi cách thở bằng cách hát one, two, three…bằng mũi, vì lưỡi vẫn cuốn lên sâu vào trong hàm trên, hát như vậy nhịp thở vẫn đều nhưng tạo tần số rung ở cuống lưỡi sẽ kích thích hạch nước miếng chảy ra làm ướt lưỡi, hạch nước miếng thuộc chức năng của tỳ được kích thích thì chức năng tỳ sẽ được phục hồi làm nhiệm vụ dẫn khí, huyết, và dịch chất của hệ thống tuyến nội tiết sản xuất ra thuốc trong cơ thể để tự chữa bệnh, đông y gọi là nội dược. Nếu cuốn lưỡi đúng trong khi hát ư ư one, two, three.. bằng mũi, sau khi hát xong 4 câu, nước miếng sẽ trào ra họng thì nuốt vào một lần, trong một ngày có thể nuốt được từ 1000 lần đến 3000 lần, đạo Phật gọi là nước cam lồ.

Cô áp dụng phương pháp tạo nước miếng này, sau một ngày, cô trở lại tái khám, cô khoe rằng lưỡi của cô đã khỏi, cô há họng đưa lưỡi dài ra, lưỡi cử động dễ dàng, mặt lưỡi không bị phồng dộp mà bằng phẳng, lưỡi ướt, tươi nhuận, cạnh lưỡi hết bị gai hình răng cưa, chứng tỏ chức năng tâm thận (hỏa-thủy), và can tỳ (mộc-thổ) đã hòa hợp không còn xung khắc, đúng với câu khẩu quyết của khí công :

Mộc thái càn giao hoà tứ tượng,
Âm dương thượng hạ hiệp chung minh,
Phong xuân phấn lý sanh ư biến,
Toàn chất tinh ba tịnh thủy bình

Tâm thuộc quẻ Ly (hỏa), Thận thuộc quẻ Khảm (thủy). Tập khí công cũng nhờ bài này lấy thủy từ thận lên để khống chế tâm hỏa bớt nóng, cổ họng tạo ra nước miếng, nên không cần uống nhiều nước mà cơ thể vẫn chuyển hóa nước từ thận lên họng gọi là phương pháp chiết Khảm điền Ly để trở về quẻ Địa Thiên Thái (địa là đất, thiên là trời được thông không còn bế tắc). Cô chỉ cần tập bài này suốt đời bệnh sẽ khỏi. Cô tập thêm một ngày nữa và cho biết, trong người không bị nóng khô khó chịu, bớt uống nước, lưỡi mềm, ăn thử cơm, nuốt dễ dàng như người bình thường. Cô mừng vì cô đã khỏi bệnh dộp cứng lưỡi không ăn uống được, tưởng không sống nổi. Cô chia tay với người thân để trở về Mỹ, sau hai ngày học thở khí công thiền.

Một tuần sau, cô gọi điện thoại gửi lời cảm ơn khi được bác sĩ cho biết khỏi bệnh.

Sáu năm sau, tôi gặp lại người thân của cô cho biết, lưỡi của cô được chữa khỏi, cô nghỉ ngơi không còn làm việc, tha hồ ăn chơi hưởng thụ sung sướng, ăn nhiều lên cân, cô tưởng bệnh đã khỏi không cần tập khí công thiền nữa, cô đã sống sung sướng được 6 năm và cô đã chết bất đắc kỳ tử vì bệnh tim mạch vì Tinh-Khí-Thần không hòa hợp.

5-Bệnh ung thư máu

Nói đến ung thư máu ai cũng sợ hãi, nhưng cũng may bệnh này rất hiếm so với những bệnh ung thư khác. Tôi sẽ viết đề tài này trong một bài khác chi tiết hơn.

Dưới đây, chúng ta so sánh kết qủa thử nghiệm máu có thay đổi rõ rệt trong một tuần lễ tập hít thở khí công và vuốt huyệt theo hơi thở khí công của một cháu gái bị bệnh ung thư máu đã chữa khỏi song song với hóa trị liệu, cách đây 6 năm.

Kết qủa thử máu ngày 14 tháng 2 năm 2003 có 4 yếu tố bất thường, sau 1 tuần tập thở và vuốt huyệt theo hơi thở rồi tái xét nghìệm máu ngày 21 tháng 2 năm 2003, có thay đổi, 2 yếu tố trở lại bình thường là DVE và Neutrophilles, 2 yếu tố khác là leucocytes từ 2,43 đã lên được 3,34 , lymphocytes từ 0,7 đã lên được 1,1

Mẹ của bé tự chữa cho bé bằng phương pháp khí công, và theo dõi kết qủa xét nghiệm máu mỗi tuần cho đến khi khỏi bệnh không cần phải hóa trị liệu nữa. Để duy trì được tình trạng tốt như vậy, vẫn cần phải tập thường xuyên để làm mạnh hệ miễn nhiễm của cơ thể.

(video cách chữa bệnh cho Bé Kim Anh :
http://video.yahoo.com/watch/4160464/11201666 )

Đã có lần tôi email cho Cô Hoàng Mộng Thu, cô đang kêu gọi hiến tủy trên Đài Truyền Hình Calitoday để cứu con gái của cô là cháu Michelle cũng đang bị ung thư máu, tôi đề nghị cho cháu tập khí công, nhưng rất tiếc cô không hưởng ứng vì chưa có duyên lành đến với phương pháp khí công y đạo.

Đa số người đông phương tin phương pháp tây y, ngược lại, những người tây phương lại tin vào phương pháp đông y, nên không có gì làm lạ, đó là quy luật của Âm-Dương, cho nên phòng mạch của tôi 90% là những người tây phương đến tập khí công để tự chữa những bệnh nan y mà tây y đã bó tay, họ tập khí công nhưng vẫn xét nghiệm máu và cho tôi biết kết qủa để điều chỉnh

6-Vết sẹo lao phổi trở thành ung thư phổi

Bố vợ của anh tôi là dược sĩ bị lao phổi ở tuổi 40 đã chữa khỏi từ năm 1950, ông rất khỏe, tập đi bộ, đi xe đạp mỗi buổi sáng sớm và ăn uống, nghỉ ngơi, thể dục thể thao đều đặn, người hồng hào khỏe mạnh. Khi anh tôi đi diện H.O. ông được đi theo, khi khám sức khỏe, ông có vết sẹo lao cũ nên phải uống thuốc lao, liều mạnh, hại tim gan thận làm mờ mắt, mất sức, sau 6 tháng vết sẹo còn nhưng phát triển to ra do độc tố, bị nghi ngờ ung thư, và phải theo hóa trị được 1 tháng khiến ông gầy ốm, ngộp thở và từ giã cõi đời ở tuổi 80. Anh tôi là bác sĩ cho rằng tây y dùng phương pháp qúa mạnh tay cho những người có đủ sức khỏe mới chịu nổi cách điều trị theo kiểu này.

Khi đến lượt tôi khám sức khỏe, cũng có vết xơ trong phổi (fibro) do luyện tập Judo, nên cũng bị uống thuốc lao 6 tháng, vết xơ vẫn còn, nhưng thể lực mạnh khỏe nhờ tập khí công, bác sĩ nghi ngờ ung thư phổi, nhưng dặn đem hồ sơ đến nước định cư điều trị ung thư tiếp. Tôi đã bỏ qua vì thấy không cần thiết, đôi khi tây y cũng có những sai lầm trong điều trị. Nhưng có một điều chắc chắn vẫn cần phải duy trì chức năng tinh-khí-thần hòa hợp thì chúng ta sẽ không bao giờ bị bệnh tật.

7-Bệnh chai gan

Khi thử men gan tăng cao trên 400 là gan đã có bệnh, triệu chứng gan sưng cứng, người phù nề. Những bệnh nhân này được hướng dẫn tập khí công bài : Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng, mỗi ngày 3-4 lần, mỗi lần 200 cái theo băng DVD hướng dẫn. Tập trong một tháng, gan đã mềm, bụng nhỏ lại, mặt hồng hào, ăn uống tiêu hóa được không còn căng cứng bụng, khi thử máu men gan xuống từ từ, xuống 300, xuống 200, xuống đến tiêu chuẩn bình thường. Có những bệnh nhân mặc dù thử máu tốt, men gan xuống bình thường, nhưng tây y vẫn không tin, cứ đề nghị mổ thay gan.

Tôi đề nghị bệnh nhân đặt câu hỏi với bác sĩ trong hai trường hợp. Nếu không thay gan, hậu qủa sẽ ra sao, và nếu thay gan thì hậu qủa sẽ ra sao. Bà được trả lờ : Nếu không thay gan sẽ chết sớm. Còn nếu thay gan, thời gian thay mất 4 tiếng đồng hồ, có những bệnh nhân yếu sức không chịu nổi chết trên bàn mổ.

Cả hai câu trả lời này làm bệnh nhân hoang mang, nên tiếp tục đến với khí công để phục hồi chức năng gan không cần mổ, tình trạng sức khỏe càng ngày càng hồng hào khỏe mạnh.

8-Bệnh ung thư bao tử

Một bệnh nhân là kỹ sư trung tâm năng lượng Liên Xô bị bệnh ung thư bao tử, tây y bó tay, không ăn uống được. Cô con gái du học ở Canada là bệnh nhân của tôi, cô đề nghị tôi giúp, và ông sang Canada 1 tháng để học phương pháp thể dục khí công và tập thở thiền, nhất là bài Nạp Khí Trung Tiêu, và bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng.

Sau 1 tháng ông khỏe mạnh, ăn uống được như bình thường không còn triệu chứng không dám ăn vì ăn không tiêu gây đau bụng trên như trước nữa, ông từ giã trở về nước. Con gái ông vẫn liên lạc với tôi và cho biết sức khỏe của ông rất tốt, đã đi làm trở lại.

Một năm sau ông sang Canada tái khám, nhìn sắc diện ông không có gì là bệnh tật. Tôi hướng dẫn ông tập khí công cao cấp hơn, một tuần sau ông trở về nước, đến nay đã 8 năm ông vẫn ăn ngon ngủ khỏe, thể lực tốt, làm việc bình thường.

9-Bệnh viêm xoang mũi kinh niên được tây y chẩn đoán là Bệnh Mal Formation

Nữ bệnh nhân 62 tuổi có triệu chứng đau cứng cổ gáy, nặng đầu, khi chụp xương đầu cổ thấy có nước trong tủy nơi xương cổ gáy và lưng. Bà được đề nghị mổ từ xương cổ đến xương sống lưng.

Tôi đề nghị bà hỏi bác sĩ 2 câu hỏi : Nếu không mổ sẽ có hậu qủa gì, và nếu mổ có khỏi bệnh đau cứng cổ gáy không ?

Bác sĩ trả lời, nếu không mổ sẽ bị tê liệt bán thân bất toại, nếu mổ thì không sợ tê liệt, còn đau nhức thì không biết.

Khi bà tập khí công lần đầu, tôi để ý thấy bà hay lấy tay day mũi giống như bị ngứa mũi, đó là dấu hiệu đầu tiên của viêm xoang mũi dị ứng, tôi không chữa mũi, cứ để cho bà hít nước mũi vào tự nhiên theo thói quen bà vẫn làm, thay vì bảo bà xịt nước mũi ra, mục đích để thử nghiệm xem dự đoán của mình có đúng không, tôi chỉ chữa ngọn, chữa cho hết đau khi cử động cổ gáy vai tay.

Đến ngày bà đi tái khám chụp xương, bác sĩ cho biết chung quanh tủy xương có nhiếu nước hơn, tây y gọi là dò tủy.

Tôi nói với bà, người lớn tuổi xương khô tủy rỗng, đâu còn tủy mà dò tủy, đấy chính là nước chứa nhiều virus của bệnh viêm xoang mũi kinh niên chảy đầy vào xoang trán tràn lên óc xuống đáy não vào tủy sống, nếu bà không tin, đề nghị bà từ nay xịt hết nước mũi trong mũi và khạc nước trong cổ họng ra xem nó đã chứa được bao nhiêu nước từ trước đến nay khi tôi kích thích những huyệt chữa xoang mũi, xoang trán, ( huyệt Ngạch Trung, Thần Đình, Dương Bạch, Toản Trúc, Ấn Đường, Thừa Khấp), bệnh nhân ở thế nằm, khi day vào huyệt này, nước trong xoang chảy xuống mũi và xuống cổ họng. Tôi bảo bà ngồi dạy ra lavabo xịt nước mũi và khạc nước trong họng ra, rồi day lại các huyệt trên, lại xịt nước mũi ra, ngày càng nhiều, nước loãng trong, số lượng nước chừng được ½ ly. Dặn bà về nhà dùng 2 muổng dấm táo pha 1 ly nước sôi, xông mũi, khi nước mũi chảy ra thì xịt nước mũi ra ngoài, tiếp tục phương pháp này mỗi ngày 2 lần, liên tiếp trong 2 tuần, bà đã hết triệu chứng nặng đầu trán, mũi thông, đi tái khám chụp lại xương, bác sĩ cho hay kết qủa nước ở tủy sống lưng không còn, nhưng trên xương cổ còn, vẫn phải mổ xương cổ gáy. Bà cứ bị hù dọa không mổ sẽ bị tê liệt, và bác sĩ cho ngày hẹn mổ. Bà trả lời bác sĩ cứ ghi ngày, còn mổ hay không để tôi còn xét lại, bà hỏi ý kiến tôi. Tôi đề nghị bà yêu cầu bác sĩ 2 điều trước khi chấp thuận mổ :

1-Xin bác sĩ cho biết tên và địa chỉ những bệnh nhân trước của bác sĩ mà họ đã từ chối không mổ cách đây 5-10 để bà liên lạc với họ kiểm chứng xem họ có bị tê liệt hay không, nếu họ bị tê liệt bà sẵn sàng mổ.

2-Nếu bác sĩ không tiện cho tên những bệnh nhân ấy, tôi cũng bằng lòng mổ với điều kiện nếu bác sĩ qủa thật có lòng tốt muốn cứu tôi khỏi bị tê liệt, sẽ mổ cho tôi hoàn toàn miễn phí được không.

Bà cho tôi biết bác sĩ không trả lời được 2 câu này.

Cho nên mình phải tự cứu mình, bà vẫn tiếp tục áp dụng phương cách xông dấm táo, xịt nước mũi trong xoang ra, nước mũi bây giờ ra nhiều, từ mầu vàng đặc đến mầu hơi vàng xanh, đó là virus tạo mủ nhưng chưa ăn mòn vào xương trán và xương mũi, nhờ vậy đêm ngủ bà không còn bị đau cứng đầu cổ gáy vai nữa.

10-Bướu não

Mời qúy vị xem video bác Quy là bệnh nhân bị bướu não, bác đến với phương pháp khí công tự chữa bệnh đã được hơn 3 năm, nhờ tập khí công bài Cúi Ngửa 4 Nhịp, và 7 bài đầu trong phần động công, bướu não của bác nhỏ dần.

http://video.yahoo.com/watch/5480947

Những người bị bệnh bướu não đa số do những nguyên nhân tắc máu lên đầu nuôi não hay cơ thể thiếu máu toàn bộ hay chỉ cục bộ vùng đầu, có dấu hiệu đau nửa đầu kinh niên đông y gọi là thiên đầu thống mãn tính. Nếu đo áp huyết 2 bên tay đều thấp dưới 105/70mmHg mạch 60 trở xuống là thiếu máu toàn bộ, nếu một bên tay bị cao áp huyết thí dụ như 145/90mmHg mạch 90,

một bên bị thấp áp huyết thí dụ như 105/75mmHg mạch 100 là thiếu máu cục bộ nửa bên đầu làm thành bệnh migrain (thiên đầu thống) để lâu không chữa khỏi sẽ tạo bướu hàn tây y gọi là bướu não . Đối với đông y khí công, chỉ cần bấm huyệt điều chỉnh cho áp huyết bên cao xuống thấp, và bên thấp tăng cao, cho hai bên bằng nhau, tạm thời chữa ngọn, tập bài Cúi Ngửa 4 Nhịp để cung cấp máu lên nuôi não, dùng thuốc Đương Quy Tửu (Tankwe-Gin) để bổ máu, tăng lượng máu trong qúa trình tăng hấp thụ chất bổ từ thức ăn để tạo thành máu, khoảng 1-2 tháng sau đo áp huyết 2 bên tay trở thành bình thường khoảng 120-130/75-85mmHg mạch 70-80, lúc đó những triệu chứng do thiếu máu não sẽ tự khỏi như váng đầu, chóng mặt, đau đầu, rụng tóc, mắt mờ, kém trí nhớ, đau nhức cổ gáy vai tay…

Mời qúy vị xem thêm bài phóng sự sau đây về trường hợp của Bác Quy :

http://forumkhicongydao.googlegroups.com/web/phongvan2.pdf?_done=%252Fgroup%252Fforumkhicongydao%252F%253Fhl%253Dvi%2526&hl=vi&hl=vi

11-Ung thư ruột già :

Bệnh ung thư ruột già nếu chưa mổ hay chưa hóa trị thì thời gian chữa bằng khí công sẽ nhanh hơn. Khi tôi hướng dẫn tập khí công tự chữa bệnh tại Tu Viện Tây Tạng ở Longueil, năm 2002, vào những những buổi chiều thứ bẩy hằng tuần, một cô học viên cho biết chồng cô đang bị bệnh ung thư ruột, thứ hai sẽ phải mổ. Tôi đề nghị cô gọi điện thoại cho chồng cô đến ngay để tôi hướng dẫn cách tập khí công tự chữa bệnh ung thư ruột. Chồng cô cũng đến tập bài Nạp Khí Trung Tiêu, Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng, mỗi khi tập xong, thấy mệt thì nằm thở thiền, ý và tay đặt tại Đan Điền Thần cho cơ thể tăng nhiệt, hết tập động công đến tĩnh công, sau khi tập xong, chồng cô cảm thấy khỏe, ấn đè vào bụng không còn chỗ nào đau, không thấy những hòn cục nào ở bụng dưới như trước, khi sờ tay vào thấy ngay và khi dsdè vào cảm thấy đau. Dùng thuốc Phụ Tử Lý Trung Hoàn mục đích làm ấm đường ruột, giúp cơ ruột co bóp, rút nước và tẩy độc tống ra ngoài theo đường phân và giúp phân đặc lại có mầu vàng bình thường, không còn bị tiêu chảy ra nước hoặc bí đại tiện do những bướu chặn nút ở hậu môn.

Chồng cô sau khi tập cảm thấy khỏe, nhưng trong 2 ngày tập không biết có khỏi bệnh không, vì thứ hai phải đi mổ rồi. Tôi dặn trước khi mổ, nói với bác sĩ là tôi cảm thấy khỏe, sờ bụng dưới thấy các bướu biến mất, xin cho khám lại trước khi mổ, thì khỏi bị mổ oan uổng.

Chiều thứ bẩy tuần sau, cô đến học khí công, báo cho tôi tin mừng, chồng cô không phải mổ, sau khi khám lại bác sĩ cho biết không thấy bưới nữa.

Tình trạng hiện nay của chồng cô đã khỏi hẳn do tập luyện khí công thường xuyên, lúc nào cũng giữ 3 yếu tố tinh-khí-thần hòa hợp, tôi thường xuyên gặp chồng cô trong những buổi sinh hoạt cộng đồng.

12-Bệnh hư thận, 4 thận không làm việc

Ở Chùa Linh Sơn Toronto, có một cô gái trẻ đến quan sát xem cách chữa bệnh bằng khí công, giờ giải lao, cô năn nỉ tôi vào bệnh viện cứu mạng cho anh rể cô đang bị lọc thận thường trực mỗi ngày nhưng cả hơn một tháng nay, 4 trái thận đều không làm việc.

Tôi hỏi tại sao lại có 4 thận, cô trả lời 2 thận không làm việc, người nhà cho 1 thận, sau một thời gian 3 thận yếu, nhà thương ghép thêm một trái thận nữa, bây giờ cả 4 thận đều yếu. Tôi trả lời trường hợp này tôi không thể vào nhà thương, nếu bệnh nhân đến đây được tôi sẽ giúp. Cô gọi điện thoại cho chị đang ở nhà thương chăm sóc anh rể. Khoảng 3 giờ sau chị cô dìu chồng đến.

Chồng cô khoảng 30 tuổi, còn khỏe, nhưng đau lưng và bụng, khó thở, chân yếu. Khi nằm trên bàn khí công, tôi thấy 2 thận sau lưng sưng, hai thận 2 bên háng nổi cao ở vùng bẹn. Tôi hướng dẫn và điều chỉnh cho bệnh nhân thở theo phương pháp khí công, chậm, nhẹ, sâu, lâu, đều, bình thường, khoảng nửa giờ bệnh nhân cảm thấy khỏe, có sức, thở dễ dàng, bắt đầu tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mền Bụng, và tôi áp dụng bài nằm úp tập thở Mệnh Môn :

http://forumkhicongydao.googlegroups.com/web/08-040.pdf?_done=%252Fgroup%252Fforumkhicongydao%253Fhl%253Dvi%2526&hl=vi&hl=vi

Tham khảo thêm trong video :

http://video.yahoo.com/watch/4786103/12777866

http://video.yahoo.com/watch/3896555/10611060

Hai tuần sau, chồng cô xin xuất viện, cả gia đình gồm hai vợ chồng, hai con nhỏ 2 và 3 tuổi, và cô em gái, lên Montreal ở Motel 1 tuần để tập khí công. Lúc đó cô mới tâm sự rằng : Khi con ở bệnh viện với chồng con, anh ấy đang mệt, em gái con ở chùa Linh Sơn gọi điện thoại bảo con dẫn chồng con đến. Con la mắng nó : Mày có điên không, tây y đã chữa không được, sắp chết rồi làm sao mà có thầy nào chữa được… Em con cứ năn nỉ con, nó nói rằng : Chị đem anh ấy đến liền đi, tới 6 giờ Thầy sắp trở về Montréal rồi, chị không đến đây chứng kiến tận mắt thì chị không thể nào tin được sự kỳ diệu của phương pháp chữa của Thầy Ngọc đâu. Nó cứ hối thúc con hoài, con phải xin phép bệnh viện cho ra, không bác sĩ nào chịu cho ra, phải hỏi đến các bác sĩ có thẩm quyền cao hơn, lấy lý do tôn giáo linh thiêng, cần phải đi đến chùa ngay chiều nay, cuối cùng bác sĩ cho đi. Khi chồng con về, sức khỏe khác hẳn, con mừng qúa. Một tháng qua con đau khổ và chán nản nghĩ rằng nếu chồng con chết, con sẽ đem 2 đứa con của con nhảy xuống sống tự tử theo.

Đã 5 năm qua, chồng cô khỏe mạnh đi làm trở lại, còn cô em trở thành học viên khí công, đi học phương pháp chữa bệnh bằng khí công để về hướng dẫn lại cho anh rể tập luyện.

Trên đây là 12 loại bệnh tiêu biểu đều thuộc 5 hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, trong cơ thể..

Và phương pháp tự chữa bệnh bằng hơi thở của môn Khí Công Y Đạo cũng chỉ là điều chỉnh tinh-khí-thần cho hòa hợp bằng cách điều chỉnh hơi thở, cách ăn uống, và cách tập luyện thể dục khí công, để tự phục hồi những chức năng khí hóa, sinh hoá, chuyển hóa, của lục phủ ngũ tạng để tinh hóa khí, khí hóa thần, thì mọi bệnh tật được tiêu trừ, hệ miễn nhiễm được tăng cường mỗi ngày do kết qủa tập luyện thường xuyên để phòng chống bệnh tật hữu hiệu hơn.

Xin xem thêm những bài viết kinh nghiệm chữa bệnh theo Khí Công Y Đạo trong link dưới đây :

https://khicongydaovietnam.wordpress.com/

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2017

Đạo gì? Cách ăn chay, ăn mặn trong đạo Phật

Có một Thầy Việt Nam đi cùng với Phật tử đến viếng thăm một trung tâm Phật Giáo Tây Tạng. Không biết Thầy này thơ thẩn làm sao mà lại đi ngang nhà bếp thấy họ đang xào nấu thịt bò, trở ra nói với Phật tử: "Trời ơi, ở đây họ ăn thịt!".

Trong một chuyến hành hương sang Ấn Ðộ, trên máy bay vào giờ ăn có vài vị Sư Nam Tông ăn thịt do chiêu đãi viên đưa tới. Thấy thế vài Phật tử Việt Nam xì xào với nhau: "Mấy ông Thầy này tu hành kiểu gì mà ăn mặn, không biết từ bi chỗ nào!".

Một dịp khác, có một Thầy Việt Nam đi cùng với Phật tử đến viếng thăm một trung tâm Phật Giáo Tây Tạng. Không biết Thầy này thơ thẩn làm sao mà lại đi ngang nhà bếp thấy họ đang xào nấu thịt bò, trở ra nói với Phật tử: "Trời ơi, ở đây họ ăn thịt!".

Quan niệm của đa số Phật tử Việt Nam là người tu hành không được ăn thịt, nếu ăn thịt thì không phải kẻ tu hành. Trong khi đó Phật tử các nước Nam Tông khi nhìn vào người tu hành Bắc Tông thì họ nói: "Tu hành gì mà lại ăn chiều, không giữ đúng giới luật của Phật!". Khi thấy quý Thầy ăn chay, họ hỏi: "Bộ quý Thầy theo Ðề Bà Ðạt Ða hay sao?". Nếu không may, Thầy nào thành thật trả lời: "Truyền thống chúng tôi tu hành phải ăn chay" thì họ bẻ lại ngay: "Trâu ngựa kia ăn chay ăn cỏ, vậy chúng cũng tu hành sao?".

Người ăn chay thì hãnh diện cho mình tu thật. Còn người ăn mặn nhưng ngày ăn một bữa thì cho mình tu đúng lời Phật dạy.

Là du Tăng có dịp lang thang qua các Tu-Viện không phải truyền thống Việt Nam nên tôi thông cảm, không bênh bên nào cả. Tôi chỉ nói về kinh nghiệm cá nhân của mình để bạn đọc tùy ý lựa chọn.
Trước hết, trở về dòng lịch sử. Xưa kia đức Phật và chư Tăng đi khất thực, ai cho gì thì các ngài ăn cái đó, không đòi hỏi phân biệt chay mặn. Trong bộ Mahavagga có vài giới cấm Tỳ Kheo không được ăn thịt của một số loài vật như: voi, ngựa, sư tử, rắn và chó. Như thế có nghĩa là được quyền ăn những loại thịt khác. Khi đi khất thực, Tỳ Kheo được phép ăn năm thứ thịt, gọi là ngũ tịnh nhục:

1. Thịt ăn mà không thấy người giết.
2. Thịt ăn mà mình không nghe tiếng của con vật kêu la.
3. Thịt ăn mà mình không nghi người ta giết vì mình và cho mình ăn.
4. Thịt của con thú tự chết.
5. Thịt của con thú khác ăn còn dư.

Cũng cần thông cảm là khi đi xin ăn, một vị khất sĩ không thể nào đòi hỏi thí chủ phải cúng cho mình thứ này thứ kia theo khẩu vị và ý thích của mình được. Hơn nữa khi đi khất thực, nhiều khi phải đi đến những làng mạc xa xôi hẻo lánh nơi mà thí chủ đa số không phải là Phật tử.

Khi đi khất thực, ai cho gì mình ăn cái nấy, đây là một phương pháp tu hành rất hay, nó tập cho ta bỏ tánh ham ăn ngon, ăn nhiều, bỏ tánh đòi hỏi cao lương mỹ vị, tăng trưởng hạnh tri túc và tánh bình đẳng. Ðiển hình là Ðại Ðức Pindola Bharadvaja (Tân-Đầu-Lô Phả-La-Ðọa) đã thản nhiên ăn ngón tay của một người cùi rụng rơi vào bình bát của ngài, khi người này cúng dường vật thực. Ở trường hợp này ta thấy việc ăn chay hay ăn mặn không còn là một vấn đề nữa. Ngoài ra trong giới Pratimoksha (Ba-la-đề-mộc-xoa) của Tỳ kheo, dù là 227 giới của Tiểu Thừa hay 250 giới của Ðại Thừa đều không có giới nào cấm ăn thịt cả. Do đó một Tỳ Kheo ăn thịt lạt hay thịt mặn, không thể bị xem là phạm giới được.

"Ăn mặn nói ngay, hơn ăn chay nói dối". Câu này không có nghĩa khuyên người nên ăn mặn mà cốt cảnh tỉnh người ăn chay. Vì có nhiều người ăn chay dễ dàng nên sinh lòng kiêu mạn, tự cho mình hơn người rồi khinh người ăn mặn. Hoặc có người mới bước vào Ðạo đã ăn chay trường ngay, cốt để người khác khen ngợi. Ăn chay như vậy là do lòng háo danh mà ra.

Tại sao Phật tử Ðại Thừa lại có giới ăn chay? Trong hai kinh Ðại Thừa: Lăng Già và Ðại Bát Niết Bàn, đức Phật dạy đệ tử không được ăn thịt cá. Ðại ý trình độ chư Tỳ Kheo lúc ban đầu còn thấp kém, chưa có thể lãnh thọ giáo pháp Ðại Thừa nên Phật nói pháp Tiểu Thừa, phương tiện cho các Thầy dùng ngũ tịnh nhục. Sau này trình độ các Thầy khá hơn, lãnh thọ được pháp Ðại Thừa nên Như Lai cấm tuyệt không cho ăn thịt cá nữa. Nếu còn ăn các thứ ấy thì còn phạm giới sát sinh, không trực tiếp thì cũng gián tiếp sát sinh, làm mất hạt giống từ bi. Sau nữa Ðại Thừa có kinh Phạm Võng nói về Bồ Tát giới: gồm 10 giới trọng và 48 giới khinh, trong đó giới khinh thứ 3 cấm ăn thịt. Bởi thế người nào thọ giới Bồ Tát phải trường trai.

Gần đây năm 1987, Thượng Tọa Ðức Niệm soạn dịch quyển Tại Gia Bồ Tát Giới, gồm 6 giới trọng và 28 giới khinh, trong đó không bắt phải trường trai nữa mà phải giữ ít nhất 6 ngày chay trong một tháng (giới khinh thứ 7).

Nếu ta thích ăn chay vì lòng từ bi hoặc giữ giới Bồ Tát thì ta cứ việc ăn chay, nhưng đừng nên chỉ trích coi thường người ăn mặn, vì họ cũng có lý của họ.

Ngoài ra vào thời đức Phật, Ðề Bà Ðạt Ða đã yêu cầu Phật ban hành thêm năm điều sau đây trong giới luật của hàng xuất gia:

1. Tỳ Kheo phải sống trọn đời trong rừng.
2. Tỳ Kheo phải sống đời du phương hành khất.
3. Tỳ Kheo phải đắp y Pamsakula (y may bằng những mảnh vải lượm ở đống rác hoặc nghĩa địa).
4. Tỳ Kheo phải sống dưới gốc cây.
5. Tỳ Kheo phải ăn chay suốt đời.

Với lòng từ bi và đức khoan dung, đức Phật tuyên bố rằng các đệ tử của ngài được tự do hành động về năm điều này, muốn áp dụng hay không cũng được. Ngài không bắt buộc phải theo chiều nào nhất định.

Vì lý do này nên khi thấy quý Thầy ăn chay, các Sư Nam Tông mới nói: "Bộ quý Thầy theo Ðề Bà Ðạt Ða hay sao?".

Nên biết ngày nay chỉ có chư Tăng Việt Nam, Trung Hoa và Ðại Hàn là còn truyền thống ăn chay, các nước khác đều ăn mặn. Nhất là Tây Tạng, không những ăn thịt mà lại ăn cả ba bữa nữa.

Trong giới Bồ Tát của Tây Tạng gồm 18 giới trọng và 64 giới khinh, không có giới nào cấm ăn thịt cả. Tôi đã thọ giới này với Ganden Tripa Rinpoché thứ 98 tại Institut Vajrayogini trong dịp lễ Ðiểm Ðạo Yamantaka Tantra năm 1987. Cùng lúc ấy tôi cũng thọ giới Kim Cang Thừa gồm 14 giới trọng và 10 giới khinh. Trong 24 giới này cũng không có giới cấm ăn thịt. Bởi vậy chư Tăng và các Lạt Ma Tây Tạng ăn thịt như thường, nhất là thịt Yak (một loại bò núi rất to).

Một lần trong buổi thuyết pháp của Thrangou Rinpoché (một vị Lạt Ma cao cấp của phái Kagyupa), có người hỏi: "Tại sao các Sư Tây Tạng không ăn chay?". Thrangou Rinpoché trả lời: "Dân Tây Tạng giết một con Yak nuôi được 10 người trong một tháng, trong khi đó nếu rửa và nấu một bó cải làm chết biết bao côn trùng sâu bọ mà chỉ nuôi được một người trong một bữa. Vậy thì cái nào lợi và ai sát sinh nhiều hơn?".

Không biết bạn đọc có đồng ý không? Nhưng theo tôi câu trả lời của Thrangou Rinpoché cũng chỉ là một lối biện hộ cho người ăn thịt mà thôi. Ta có thể tranh luận mãi về vấn đề này, vì người ăn thịt sẽ có lý lẽ của người ăn thịt và người ăn chay cũng có lý lẽ của người ăn chay. Không ai chịu thua ai! Tu hành đâu phải để ăn thua đủ với nhau để dành phần thắng về mình!

Như vậy, ăn chay hay ăn mặn cái đó tùy ý bạn. Nhưng nếu là người muốn tu hành thì chắc bạn sẽ đồng ý với tôi rằng chúng ta ăn để sống chứ không phải sống để mà ăn. Ăn để nuôi thân, cho thân có sức khỏe để tu hành, hoặc nếu không tu thì cũng làm sao tránh khỏi bệnh tật, sống đời an vui.
Có câu "bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất", có nghĩa là mọi căn bệnh đều vào từ miệng và mọi tai họa đều từ miệng mà ra. Con người có hai phần: thể xác và tinh thần. Người đời thường chỉ lo cho thể xác, còn người tu lo tinh thần. Có nhiều người tu ăn chay chỉ ăn rau luộc chấm nước tương vì cho rằng việc ăn uống không quan trọng, việc tu niệm quan trọng hơn. Sau một thời gian cơ thể thiếu sinh tố dinh dưỡng, bệnh hoạn đủ thứ, lúc đó liền đổ thừa tại "nghiệp"! Tôi thấy cái đó đúng là tại nghiệp, nghiệp vô minh không biết ăn uống đúng với luật dưỡng sinh. Thân thể ví như chiếc bè để qua sông sinh tử đến bờ Niết Bàn. Muốn qua sông mà không săn sóc chiếc bè, để bè mục nát, chưa đến giữa dòng bè đã tan rã, như vậy có đến được bờ bên kia không?

Ăn chay là điều rất tốt nhưng nên ăn chay một cách thông minh. Những hành giả Yogi Ấn Ðộ ăn uống rất kỹ lưỡng. Họ chia thức ăn theo ba loại: tamasique, rajasique và sattvique.

Thức ăn Tamasique là những loại có tính chất làm hại cơ thể tiêu hao nguyên lực và làm tâm trí hôn ám đần độn. Ðó là thức ăn thiu chua hoặc quá chín, thịt cá, hành tỏi, rượu, thuốc lá, thuốc phiện, đồ hộp, đồ đông lạnh, v.v... Ăn quá no cũng được xem là Tamasique. Hành giả Yogi tuyệt đối tránh ăn những loại thức ăn này.

Rajasique là những loại kích thích cơ thể, tâm trí và cảm xúc. Nó kích thích luôn cả đam mê và làm mất tự chủ. Hành giả Yogi cố tránh những thứ này càng nhiều càng tốt. Ðó là trứng, cà phê, trà, đồ gia vị mạnh, quá chua, quá đắng, đường trắng, bột trắng, đồ hóa học, v.v... Ăn quá nhanh hoặc ăn nhiều thứ trộn lẫn cũng được xem là rajasique. Người tu thiền ăn những thứ này dễ bị loạn tưởng chi phối.

Sattvique là loại thức ăn bổ dưỡng cho cơ thể, đầy đủ sinh tố, dễ tiêu, giúp cho tâm trí bén nhạy, sáng suốt và vắng lặng. Ðây là thức ăn chính của hành giả Yogi, gồm ngũ cốc, hoa quả, rau cải tươi, bơ, sữa, fromage, đậu hạt, mật ong, nước trái cây, nước suối, v.v...

Người ăn chay nên ăn những thức ăn Sattvique, nhưng cũng phải biết ăn theo thời tiết bốn mùa, tùy theo phong thổ và tạng âm dương.

Trích: "Ðạo gì?", Thích Trí Siêu, Pháp quốc (1996).

Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2016

Trùng tang là gì? Nguồn gốc Trùng Tang

Trùng tang liên táng-một vài điều cần biết!

Trùng tang liên táng là một hiện tượng có thật trong cuộc sống của chúng ta . Không có nhiều tư liệu viết về hiện tương này , nhưng trong dân gian vẫn truyền tụng với nhau những trường hợp chết phạm vào Trùng tang liên táng hết sức đau thương , thậm chí có nhà nhân đinh đông đúc là thế mà chỉ vài ba năm phải chịu cảnh tuyệt tự.


1. KHÁI NIỆM TRÙNG TANG LIÊN TÁNG

Tại miền Bắc Việt Nam có một trung tâm nhốt Trùng lớn nhất nước : Đó chính là chùa Hàm Long ở xã Nam Sơn, huyện Quế Võ - Tỉnh Bắc Ninh. Chùa được xây dựng vào thời Lý, tương truyền đây là nơi tu hành của Thiền sư Dương Không Lộ. Nơi đây từ ngày xưa , các vị sư tăng đã có những phương pháp Trấn Trùng rất huyền bí mà hiệu quả . Hàng ngày, vào buổi chiều , các sư ở đây phải nấu một nồi cháo to , cúng thí thực cho Trùng và vong bị nhốt ở đây, bữa nào quên là gà vịt của dân quanh vùng thay nhau chết la liệt. Ngoài ra , tại miền Bắc Việt Nam , từ xưa đã có các môn phái Pháp Sư theo Bắc Tông , Pháp sư các môn phái Phù thủy của đồng bằng bắc Bộ nhất là tại các tỉnh Bắc Ninh , Hải Phòng , Nam Định ... có khả năng hóa giải Trùng tang liên táng rất hay.

Thông thường, các vị sư trong chùa chỉ học theo đạo Phật chứ ít khi học theo kiểu Pháp sư , Phù Thủy , thế nhưng đặc biệt ở chùa Hàm Long - Bắc Ninh , Liên Phái - Hà Nội và một vài chùa nữa lại có những bộ ván khắc in phù giải Trùng tang liên táng từ hàng trăm năm . Theo Nguyên Vũ đã viết: "Hàm long - chỉ nghe tên thôi cũng đã gợi lên một điều gì đó về ngôi chùa rồi. Dọc theo đường quốc lộ số 1 chỗ rẽ đi Cẩm Phả, xuất hiện một dãy núi lớn, dài 3,4 cây, ta tìm đến đầu của dãy đó là nơi toạ lạc của chùa Hàm long. Nơi đây cũng là trường trung cấp Phật giáo của tỉnh Bắc ninh. Về thế đất Tân long, huyệt kết oa, Long, hổ hoàn mỹ, ngoại minh đường rộng rãi có sông lớn chảy qua nhưng không được đẹp. Ngoài ra còn có Tứ linh chầu vào. trong chùa còn có một cây tháp đá rất cổ, thường có nước rỉ ra từ đó. tương truyền nơi đây là nơi nhốt trùng rất lớn. Tôi có một người bạn thân đã từng tu hành ở đây nói với tôi ngày nào chùa cũng phải nấu một nồi cháo to để cúng, nếu không gà chó của dân địa phương tự nhiên lăn ra chết rất nhiều".

2. CÁC DẠNG CỦA TRÙNG TANG LIÊN TÁNG
  • Trùng 3 ngày: tức là trong gia đình họ hàng sẽ có người chết theo ngay, tính từ lúc có người chết trùng cho đến 3 ngày sau. Nhiều khi người này chưa kịp chôn thì người tiếp theo đã chết.Đây là trùng tang nặng nhất, làm cho gia đình không kịp trở tay vì cũng chưa biết là có chết trùng.
  • Trùng tuần đầu: tính từ lúc chết cho đến hết tuần đầu, đây cũng là trùng tang khá nặng và có thể kéo dài đến 49 ngày- tức là cúng 49 ngày đó. 
  • Nhẹ hơn nữa tức là xảy ra vào những ngày sau đó, kéo dài cho đến hết 3 năm và có thể hơn tuỳ thuộc vào thời gian bốc mộ lên mộ tròn: nhiều khi sự việc xảy ra vào đúng ngày cuối cùng ngay trước hôm bốc mộ do gia đình không kiêng khem cẩn thận. Sở dĩ nói trùng này là nhẹ nhất vì gia đình có nhiều thời gian để đi cứu giải. 

 Việc trùng nặng hay nhẹ do giờ của người chết trùng quyết định. Việc này nên nhờ các ông thầy hoặc các nhà sư cao tay xem cho. Vì vậy khi nhà có người mất thường nên đi xem ngay để nếu không may chết trùng gia đình còn kịp xoay xở. 

3. CÁCH GIẢI TRÙNG TANG LIÊN TÁNG

- Nhà có người chết trùng phải lập tức gửi người đó lên chùa, tuy nhiên không phải chùa nào cũng giữ được vong chết trùng. Nó phụ thuộc vào sự linh thiêng của chùa và mức độ cao tay của vị sư trụ trì. Nếu trùng nhẹ các bạn có thể gửi lên một ngôi chùa nào đó gần nhà, các nhà sư sẽ hàng ngày đọc kinh niệm phật cho vong hồn siêu thoát( hay nói đúng ra là nhốt vong vào trong ngục, không cho đi lung tung kẻo quỷ sứ bắt được nó sẽ tra tấn và khai ra tên họ người nhà, càng những người hợp với vong chết trùng càng dễ bị bắt).

 - Nếu trùng nặng, tôi khuyên chân thành bạn phải gửi ngay vào chùa Hàm Long, dù có ở trong Nam thì cũng nên cấp tốc đi máy bay ra mà gửi. Các chùa khác nổi tiếng về cái gì thì tôi không biết nhưng đệ nhất giữ vong phải là chùa Hàm Long ( Ở Thành phố Bắc Ninh). Đây là ngôi chùa cổ mấy trăm năm nằm trên sườn núi, địa thế rất đẹp. Chùa có những cây cổ thụ cực to, và cũng là một trong những nơi đào tạo các nhà sư ở Việt Nam. Từ trong nam ngoài bắc trùng tang đều đem về đó gửi. Hàng ngày vào buổi sáng tôi thấy các nhà sư tụng kinh niệm phật cúng vong rất cẩn thận.

 - Khi gửi vào chùa rồi, bạn có thể yên tâm ăn ngủ nếu thực hiện đúng các điều sau( các nhà sư chắc cũng sẽ nói lại cho bạn nếu bạn đến đó): 1- sau khi gửi lên chùa, ở nhà không được lập bàn thờ cúng bái người đã chết nữa kể cả ngày giỗ tết, vì có hương là có hồn, chỉ cần bạn đốt hương và đọc tên người chết thì đó coi như chìa khoá mở ngục cho vong thoát ra ngoài. 2- Khi đưa vong lên chùa phải nhờ người không phải là họ hàng, nếu nhờ được bạn bè là tốt nhất, còn nếu không cũng phải nhờ người bên họ ngoại. Vì vong chết trùng thường rất khôn ngoan, nếu thấy người quen đưa đi thì thường nó sẽ đi theo về hoặc tệ hơn là nó đã biết trước và không đi theo. Thế nên không nên bàn chuyện đưa tiễn vong lên chùa ở nhà người chết.3- sau khi nên mộ tròn tức là người chết đã về với tổ tiên, mới được thờ cúng lại bình thường.

 * Có một nhà sư đã nói đặc điểm của người chết trùng (không phải ai chết trùng cũng có đặc điểm này, tôi chỉ ví dụ để bạn tham khảo thôi) là : dù có ốm thập tử nhất sinh người đó vẫn luôn tin mình sẽ sống ( kể cả là ung thư giai đoạn cuối thì vẫn tin có phép tiên), nên nếu bạn có hỏi xem người ấy có muốn trăn trối gì không thì họ thường lảng tránh câu đó không muốn trả lời. Thêm nữa nếu mất trong khoảng giữa đêm hoặc gần 6h sáng thì cũng nên cẩn thận vì đó là giờ quan, nên đi xem xét cho cẩn thận kẻo bị trùng tang mà không biết.

 * Ở chùa Hàm Long có các lá bùa để gia đình đeo vào trong khoảng 3 năm để tránh tai hoạ, tôi thấy một mặt là chữ nho một mặt là phật bà.

Theo quan niệm trong dân gian nói chung thì ngày trùng tang là ngày đại kỵ trong việc an táng, chôn cất. Ngày này còn có tên là ngày cướp sát. Cách tính ngày trùng tang như sau:

  • Đối với tuổi Thân, Tý , Thìn kỵ Tỵ. Có nghĩa là người chết tuổi Thân hay tuổi Tý hoặc tuổi Thìn mà mất vào năm Tỵ, tháng Tỵ, ngày Tỵ và giờ Tỵ là bị chết vào ngày trùng tang, tuyệt đối tránh an táng vào ngày Tỵ.
  • Tương tự như thế đối với các tuổi Tỵ, Dậu, Sưủ kỵ Sưủ, Dần, Ngọ, Tuất kỵ Hợi, Hợi, Mão, Mùi kỵ Thân. Những ngày trùng tang này rất hiếm trong năm.

Tiện ích tính ngày trùng tang liên táng tại đây

Theo quan niệm dân gian, nếu chôn cất vào những ngày trùng tang này thì sau khi an táng xong, một thời gian ngắn sau có thể những người khác trong thân tộc sẽ chết theo. Trong trường hợp khoảng vài tuần, vài tháng hoặc trong vòng ba năm có nhiều người chết liên tiếp thì bị trùng tang liên táng.

Ngày trùng tang (trùng nhật) là ngày Dần, Thân, Tỵ, Hợi cùng trùng ngày, trùng tháng và trùng năm. Như ngày Dần, tháng Dần và năm Dần; ngày Thân tháng Thân và năm Thân... gọi là những ngày trùng. Vào những ngày trùng, kiêng kỵ tẩm liệm, chôn cất và cải táng. Người chết với bất cứ tuổi nào cũng đều xung kỵ ngày này. Trong dân gian tin rằng nếu chôn cất vào ngày trùng ắt sẽ có một người thân bị chết theo, tuy vậy vẫn nhẹ hơn trùng tang liên táng.

Đối với Phật giáo thì sống chết là chuyện thường nhiên, do nghiệp lực của tự thân mỗi người chi phối. Sống và chết chỉ là hai hiện tượng trong tiến trình luân hồi bất tận. Nghiệp tuy có chung và riêng, song nghiệp riêng vẫn giữ vai trò chủ động, quyết định và có tính cách độc lập, không ai có thể thay thế cho ai. Vì thế, Phật giáo không có quan niệm về ngày trùng tang, trùng nhật và hoàn toàn phủ nhận việc ngày giờ chôn cất của một người mà có thể ảnh hưởng đến sự sống chết của người khác.

Tuy nhiên, vì tập tục này ăn sâu vào tâm thức mọi người nên một vài nơi, trong tinh thần phương tiện, nhà chùa vẫn khuyên các Phật tử không an táng thân quyến vào những ngày trùng, nhằm giúp họ an tâm để chu toàn tang lễ đồng thời nỗ lực cầu nguyện, khai thị, làm phước hồi hướng cho hương linh. Đây mới là những điều cần làm để " âm dương lưỡng lợi" theo quan điểm Phật giáo." ( dienbatn ghi lại từ nguồn - Tổ tư vấn báo Giác ngộ - UIA )

 Trùng tang liên táng hoàn toàn có thật , bản chất của sự việc này ra sao thì chưa có một nghiên cứu nào khả dĩ có thể giải thích được . Trong quá trình nghiên cứu về hiện tượng này , dienbatn cho rằng đó tương tự như một loài vật sống ký sinh trên xác người chết phạm vào giờ trùng . Đó chính là một trường năng lượng xấu tồn tại cùng với trường năng lượng của người chết phạm trùng . Vì lý do " Đồng thanh tương ứng - Đồng Khí tương cầu " hay hiện tượng cộng hưởng tần số .

Theo Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương: Trước hết vì trong mối quan hệ này không có sự tiếp xúc xác thịt trực tiếp giữa hài cốt người chết và tần số của Trùng ,nên tất yếu phải có phần sóng vô hình của cả đôi bên tham gia vào.Đó có thể là một hiện tượng cộng hưởng sóng mang tính chất huyết thống ,dòng họ.Do tần số đôi bên có thể khác nhau nhiều,nên trong lý thuyết về Nhạc,loại cộng hưởng này mang tên cộng hưởng Harmonic (Tần số này là bội số của Tần số kia ).Đó là cơ chế cộng hưởng Harmonic hình thái huyết thống. Chính điều này cũng giải thích được hiện tượng chỉ có những người cùng huyết thống với người chết phạm phải giờ trùng tang liên táng mới bị , còn những người khác và con Dâu , con Rể cùng sống trong gia đình không bị ảnh hường . 

Trùng Tang có thật hay không?

Thực hư về cái gọi là 'trùng tang'

- Trùng tang là một hiện tượng mà từ trước tới nay vẫn luôn được thêu dệt một cách huyền bí, mang màu sắc tâm linh rõ rệt và thể hiện “quyền lực” siêu nhiên không giới hạn của con người ngay cả khi đã… chết. Vậy “trùng tang” có thật hay không và nên hiểu nó như thế nào trên cả hai phương diện khoa học duy tâm và duy vật?

Những cái chết “liên trận kỳ hồi”

Cách đây hơn một năm, nhiều tờ báo đưa tin về trường hợp “trùng tang” ở quận Tây Hồ, Hà Nội rất đáng sợ. Đó là một gia đình trong một ngày xảy ra 2 cái chết của bố chồng và nàng dâu cách nhau chưa đến 5 tiếng đồng hồ. Điều đáng nói là người con dâu đang khỏe mạnh bình thường, vẫn còn đang tất bật chuẩn bị “hậu sự” cho bố chồng thì bỗng nhiên đột tử vì cảm. Để tránh không chôn cất cùng một giờ, hơn nữa, chưa được “giờ đẹp” nên người bố “hạ huyệt” trước, sau đó người con dâu mới được khâm liệm và hạ huyệt sau.

Khỏi phải nói gia tộc đó hoảng sợ đến mức nào, nhất là người con trai cả đồng thời cũng là chồng của người vợ quá cố. Anh rất lo lắng cho đứa con trai độc nhất 15 tuổi và cả bản thân mình. Vì người ta bảo nhà anh bị “trùng tang”. Từ trước tới nay anh có biết “trùng tang” là gì đâu, hơn nữa, những chuyện như vậy chẳng khi nào anh quan tâm do không biết thực hư thế nào. Nhưng khi trong gia đình mình cùng lúc 2 cái chết của bố và vợ thì anh hoảng hồn thực sự, đến nỗi ai bảo gì anh làm nấy để gọi là tránh chuyện tương tự xảy ra.

Chùa Hàm Long ở Bắc Ninh, được cho là nơi nhốt "trùng" lớn nhất Việt Nam

Như gia đình trên đây, thì một gia đình ở ngay phố Ngọc Hà, quận Ba Đình cũng xảy ra những cái chết tương tự. Chỉ khác là gia đình này, trong vòng 3 năm, 2 người con trai duy nhất trong gia đình đều “đi” theo bố và “đi” một cách “bất đắc kỳ tử”. Người bố sau một thời gian bị bệnh nan y thì qua đời khi ở tuổi “thất thập cổ lai hy”. Nỗi đau của những người trong gia đình chưa qua thì chỉ sau cái lễ 100 ngày của ông ít hôm, lại đến con trai trưởng của ông mất. Cái chết của anh ở tuổi “vẫn còn đang xoan” không chỉ khiến cho người ta thương tiếc mà còn làm cho câu chuyện về “trùng tang” được tin nhiều hơn và thêu dệt nhiều hơn.

Đêm hôm trước, anh vẫn còn ngồi quán nước và nói chuyện oang oang về thế sự, không một chút biểu hiện của người đau ốm, bệnh tật. Thế mà sớm hôm sau, khi vợ gọi anh dậy để đỡ chị dọn hàng bán đồ ăn sáng như mọi khi, anh đã mãi ngủ không bao giờ dậy. Liên tiếp 2 cái chết xảy ra trong vòng hơn 3 tháng, tưởng như gia đình anh không thể gắng gượng được.

Vậy mà chưa hết, 2 năm sau, người con trai út đang phơi phới tuổi xuân bỗng dưng một chiều đi làm về kêu mệt, vào giường nằm rồi mất lúc nào cũng không ai biết. Cả gia đình nhộn nhạo, hoảng loạn. Không ai có thể giải thích được nguyên nhân vì sao chỉ trong thời gian ngắn mà cả 3 người đàn ông  trong nhà đều ra đi ngoài lý do duy nhất: “Trùng tang”. Và trùng tang như thế được gọi là “trùng tang liên táng”.

Ngày “kiếp sát”

Vậy trùng tang là gì?

Thực ra, từ trước tới nay, chưa bao giờ có một định nghĩa chính thống về “trùng tang” mà chỉ dựa trên hiện tượng rồi đúc kết thành quan niệm. Ngay cả, Phật pháp cũng không định nghĩa về hiện tượng này, mặc dù đây là “hồn cốt” của thế giới tâm linh. Theo cách hiểu dân gian “trùng tang” là trường hợp người chết “phạm” phải năm  hoặc tháng hoặc giờ xấu do đó linh hồn không siêu thoát nên cứ quanh quẩn trong nhà trở thành “trùng” (có khái niệm cho rằng là “âm binh”) rồi lần lượt “bắt” theo từng người thân trong dòng tộc.

Nhưng phải trong 3 năm liền xảy ra liên tiếp những cái chết của những người trong cùng dòng tộc mới coi là “trùng tang”. Còn nếu không thì không phải. Có rất nhiều người nhầm lẫn điều này nên thấy trong gia tộc có nhiều người mất nhưng không phải trong 3 năm liên tiếp vẫn nhận là bị “trùng tang”.

Cách tính “trùng tang” theo “Phật pháp bách vấn” thì như thế này: Đối với những người tuổi thân, tý, thìn nếu mất vào một trong bất kể ngày hoặc tháng, năm, giờ tỵ thì coi là  bị mất vào ngày trùng tang, còn được gọi là ngày “kiếp sát”. Tức là những tuổi đó “kỵ tỵ”. Mà đã ‘kỵ tỵ” thì những người tuổi thân, tý, thìn càng không được an táng vào ngày tỵ. Tương tự cách tính ấy, tuổi dần, tuất, ngọ kỵ hợi; tuổi tỵ, dậu, sửu kỵ dần; Hợi, mão,  mùi kỵ thân.

Còn cách tính ngày trùng là chẳng hạn, ngày dần, tháng dần, năm dần, hay ngày thân, tháng thân, năm thân… cũng được gọi là ngày “trùng”. Ngày “trùng” này không tính riêng cho một tuổi nào mà bất kỳ người tuổi nào mất vào ngày “trùng” cũng “kỵ”.

Sách “Tam giáo chính hội” còn nói đến cách tính “trùng tang” cổ xưa là phải tính theo niên, nguyệt, nhật, thời (năm, tháng, ngày, giờ) thì mới biết người quá cố có “trùng tang” hay không. Theo cách tính đó thì những người mất ở tuổi (âm lịch): 10, 13, 16, 19, 22, (cứ cộng thêm 3) thì sẽ bị “trùng tang”. Hoặc những người tuổi tý, ngọ, mão, dậu nếu mất vào một trong các năm tuổi ấy, cũng coi là “trùng tang”…

“Lực siêu nhiên” hay tình cờ?

Tuy nhiên,  việc “trùng tang” có thật hay không hay chỉ là sự ngẫu nhiên tình cờ?

Mặc dù là thế giới tâm linh đầy huyền bí và cũng có hẳn cách tính ngày “trùng tang” nhưng Phật giáo lại quan niệm  về “trùng tang” như thế này: Sống chết là chuyện thường niên, do nghiệp lực của tự thân mỗi người chi phối. Sống và chết chỉ là hai hiện tượng trong tiến trình luân hồi bất tận. Nghiệp tuy có chung và riêng song nghiệp riêng vẫn giữ vai trò chủ động, quyết định, có tính cách độc lập, không ai có thể thay thế cho ai. Vì thế Phật giáo không có quan niệm về ngày trùng tang, trùng nhật và hoàn toàn phủ nhận việc ngày giờ mất cũng như chôn cất của một người mà có thể ảnh hưởng đến sự sống chết của người khác…”.

Trên cơ sở khoa học, GS.VS Đào Vọng Đức, PGS.TS Hà Vĩnh Tân, những nhà vật lý thuộc Hội Vật lý Việt Nam cũng đã bỏ nhiều thời gian nghiên cứu về vấn đề này đã lý giải theo cách của mình.

Mà cách lý giải ấy rất giống với những kiến giải của cố GS Nguyễn Hoàng Phương - nhà vật lý học nổi tiếng - từng giải thích hiện tượng “trùng tang” theo lý thuyết sóng điện từ và trường năng lượng: “Trong mối quan hệ giữa người chết bị “trùng tang” và người bị “trùng bắt” không có sự tiếp xúc xác thịt trực tiếp nên tất yếu phải có phần sóng vô hình của đôi bên tham gia vào. Đó có thể là một hiện tượng cộng hưởng sóng mang tính chất huyết thống, dòng họ. Do tần số khác nhau nhiều nên theo lý thuyết về nhạc, loại cộng hưởng này mang tên cộng hưởng Harmonic (tần số này là bội số của tần số kia). Đó là cơ chế cộng hưởng Harmonic hình thái huyết thống”. 

Còn TS Đỗ Kiên Cường, một người rất am hiểu về những khả năng tiềm ẩn của con người, về những cái gọi là “thế lực siêu nhiên”… đồng thời là  tác giả của rất nhiều bài viết lý giải về vấn đề này dưới góc độ khoa học cho rằng: “Trùng tang” đơn giản chỉ là sự trùng hợp mang tính ngẫu nhiên. Trong đó, bản chất của sự trùng hợp là luật số lớn trong lý thuyết xác suất và thống kê. Định luật này đơn giản có thể hiểu là: “Với một mẫu xét đủ lớn, bất kỳ hiện tượng kỳ lạ nào cũng có thể xảy ra”.

Như vậy, với những cách giải thích trên đây, mặc dù chưa có cách giải thích nào có thể chứng minh theo kiểu “tai nghe mắt thấy” nhưng rõ ràng “trùng tang” chỉ là một quan niệm “siêu thực”, xuất phát và tồn tại trong tín ngưỡng, thế giới tâm linh của con người. Và khi đã tồn tại trong tín ngưỡng dân gian, thế giới tâm linh của con người thì nhận định như nhà văn hóa Trần Lâm Biền “cần gì phải biết đúng - sai; thực - hư mà cứ để nó như vậy. Duy chỉ có điều không được khoác lên nó, thêu dệt xung quanh nó màu sắc mê tín dị đoan”.

Còn cách “hóa giải” trùng tang như Phật giáo khuyên: “Vì là tập tục đã ăn sâu vào tâm thức mọi người nên trong tinh thần phương tiên, nhà chùa vẫn khuyên các Phật tử không an táng thân quyến vào những ngày trùng, nhằm giúp họ an tâm để chu toàn tang lễ đồng thời nỗ lực cầu nguyện, khai thị, làm phúc hồi hướng cho hương linh. Đây mới là những điều cần làm để “âm dương lưỡng lợi” theo quan điểm của Phật giáo”.

Còn để “trấn an” tinh thần của những người còn sống, dân gian có cách “giải” trùng tang là: dùng các vị thần sa, chu sa, sương luật, địa liền… cho vào một cái túi rồi đặt trong  quan tài người chết. Hoặc có thể dùng bộ linh phù để gối đầu người đã khuất, dán lên ngực, hoặc lót dưới quan tài… Bộ linh phù này được biết ở chùa Hàm Long, Bắc Ninh có bộ ván in khắc phù giải đã có  mấy trăm năm nay. Người dân có thể đến đây nhờ các sư thầy tư vấn mà không nên lập đàn tế lễ tốn kém, gây hoang mang cho người còn sống…

Nguyễn Anh

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016

Chụp ảnh "người âm":: Hiểu thêm về vòng tròn ánh sáng

Những vòng tròn ánh sáng "khi ẩn khi hiện" nói trong bài trước liệu có thể được coi là một dạng của linh hồn? Chưa thể kết luận được như vậy nếu chỉ dừng ở những tấm ảnh. Chúng ta giải thích thế nào về những quỹ đạo trượt và những quỹ đạo rất phức tạp của các vòng tròn?

Vai Trò Của Linh Hồn Trong Sự Luân Hồi Tái Sinh.

Câu hỏi từ ngàn xưa đã được đặt ra là cái gì đã giúp cho sự luân hồi chuyển sinh được thực hiện, phải chăng đó là linh hồn? Nhưng linh hồn thật sự có hay không? Nếu có thì linh hồn là gì? Linh hồn hiện hữu hay vô hình?

Từ thời cổ đại con người đã tin rằng: ngoài thân xác ra, con người còn có linh hồn. Linh hồn là phần linh diệu thâm sâu nhất. Khi chết, thân xác trở nên bất động và đi vào hủy diệt còn linh hồn thì rời khỏi thân xác.

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Ma chài và chuyện bói trứng....

Mỗi bản làng trên vùng cao Tây Bắc đều có những ông thầy cúng, về phương diện nào đó họ chính là những trí thức được người dân tin cậy. Suối Nậm Mu là chi lưu lớn của sông Hồng, nó cung cấp một nguồn nước lớn cho sông Đà chảy từ Lai Châu xuống. Nơi thượng nguồn dòng Nậm Mu có nhiều bản làng sinh sống, mỗi bản đều có những thầy cúng, mỗi thầy cúng lại có phép thuật riêng…